Năm 2020, công nghệ và công cụ thiết kế nào sẽ ‘phá đảo thế giới ảo’?

  • 30/01/2020
  • 396

Năm vừa qua là năm mà ngành công nghiệp sáng tạo có nhiều sự đổi mới, đặc biệt là các công cụ thiết kế. Phương pháp nghệ thuật truyền thống đã được hỗ trợ bởi các công cụ mạnh mẽ, cho phép nhà thiết kế tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra tác phẩm sao cho hoàn mĩ và chỉn chu nhất.

Bên cạnh các công cụ, không thể không nhắc đến sự quan trọng của công nghệ – yếu tố tạo nên sức mạnh cho sự phát triển của thiết kế trong thời đại kỹ thuật số. Công nghệ đang cách mạng hóa cuộc sống của chúng ta với các thiết bị thông minh và ý tưởng hoàn toàn mới. Những công nghệ mới này đã khiến các nhà thiết kế phát triển các tính năng mới để đi vào xu hướng hiện tại. Trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning), và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) đang ảnh hưởng đến tư duy các nhà thiết kế và cách họ tạo ra tác phẩm.

Năm 2020, công nghệ và công cụ thiết kế nào sẽ ‘phá đảo thế giới ảo’?

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. Công cụ thiết kế

1.1 Adobe Spark

 

Adobe Spark là bộ tích hợp các ứng dụng tạo phương tiện cho thiết bị di động và web được phát triển bởi Adobe Systems, bao gồm ba ứng dụng thiết kế riêng biệt: Spark PageSpark Post, và Spark Video. (Nguồn: WIkipedia). Ứng dụng web Adobe Spark được sử dụng miễn phí và đồng bộ hóa với các ứng dụng di động Spark Page, Spark Post và Spark Video iOS, cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ câu chuyện trực quan của họ từ bất kỳ thiết bị nào.

Ba ứng dụng thiết kế này cho phép người dùng tạo và thiết kế nội dung trực quan phù hợp cho các doanh nghiệp, giáo dục, nhà tiếp thị truyền thông xã hội, v.v. Thư viện Spark có các dự án khác nhau được thực hiện bởi những người sử dụng ứng dụng. Khi sử dụng ba ứng dụng, người dùng có thể đăng ảnh và tìm kiếm ảnh.

 


2.2 Procreate

 

Procreate là một ứng dụng biên tập đồ họa raster* tạo ra những bức ảnh kỹ thuật số được phát triển và xuất bản bởi Savage Interactive cho iOS. Ứng dụng này được thiết kế để đáp ứng các khả năng sáng tạo nghệ thuật của iPad và phục vụ cho người dùng từ mới bắt đầu đến các chuyên gia.

*Trong đồ họa máy tính, một ảnh đồ họa raster hay bitmap là một cấu trúc dữ liệu biểu diễn một lưới hình chữ nhật màu của các pixel(pel), có thể xem trực tiếp qua màn hình, giấy, hoặc các thiết bị hiển thị. Ảnh raster được lưu trong các tập tin ảnh bằng nhiều định dạng khác nhau (như gif, bmp, png,…)

Ứng dụng cung cấp hơn 130 brush thực tế, nhiều layer, blend modes, mask, độ phân giải 4K cho video, chế độ tự động lưu cùng nhiều công cụ nghệ thuật kỹ thuật số cơ bản và chính thống khác. Procreate là ứng dụng bán chạy nhất 2018 trên App Store.

 


2.3 Adobe XD

 

Adobe XD là công cụ thiết kế trải nghiệm người dùng dựa trên vectơ cho các ứng dụng web và ứng dụng di động, được phát triển và phát hành bởi Adobe Inc. Nó có sẵn cho macOS và Windows, và có các phiên bản cho iOS và Android để xem trước kết quả công việc trực tiếp trên thiêt bị di động. Adobe XD hỗ trợ wireframe trang web và tạo các prototype đơn giản.

 

Nguồn: Adobe.com

2. Xu hướng công nghệ

2.1 Ứng dụng di động với thực tế ảo

 

Việc Apple và Google giới thiệu các nền tảng phát triển AR của riêng họ: ARKit và ARCore, chứng tỏ cả thế giới sẽ hướng tới công nghệ thực tế này.

Nhiều thương hiệu lớn đã áp dụng AR vào các ứng dụng của họ và phải nghiêm túc suy nghĩ về cách tiếp cận người dùng bằng tương tác thực tế mới.

 

 

Có một vài tương tác AR có thể được sử dụng để tạo một ứng dụng trực quan. Đầu tiên là khi ứng dụng được sử dụng trên điện thoại của bạn. Một điều nữa là giao diện người dùng AR tương quan với môi trường xung quanh là một trong những tương tác được sử dụng nhiều nhất. UI có liên quan đến đối tượng và được kích hoạt bằng cách quét một đối tượng cụ thể, hành động này kết nối một hình ảnh động kỹ thuật số qua một số ‘điểm đánh dấu’ đặc biệt.

Để biết các quy tắc cụ thể hơn, hãy đọc hướng dẫn của Apple để cung cấp các trải nghiệm hấp dẫn, kết hợp hoàn hảo giữa các đối tượng ảo thực tế với thế giới thực.


2.2 AI, ML, Chatbots và Trợ lý ảo

 

Chatbot là một chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên dưới một giao diện đơn giản, âm thanh hoặc dưới dạng tin nhắn. Các chương trình này thường được thiết kế để mô phỏng cách máy tính xử lý thông tin như một đối tác đàm thoại. Mặc dù vào năm 2019, chatbot còn thiếu khả năng khi không vượt qua bài kiểm tra Turing test, nhưng tương lai, chatbot sẽ phát triển đáng mong đợi.

Một số người vẫn chưa quen nói chuyện với AI, vì vậy, phần lớn công việc của nhà thiết kế (và nhà phát triển) là làm cho quy trình trở nên đơn giản và thân thiện hơn với người dùng. Họ cần giúp mọi người hiểu hệ thống có thể làm gì và làm thế nào họ có thể sử dụng nó.

 

 

Để thiết kế và viết các chatbot trong AIML (Ngôn ngữ đánh dấu trí tuệ nhân tạo) khác biệt phụ thuộc vào khả năng của một nhà thiết kế UX giỏi. Hầu hết các công ty sử dụng chatbot như một trợ lý bằng trí tuệ nhân tạo. Dưới đây là một số thương hiệu sử dụng Chatbots trong thiết kế UI của họ: Spotify, Starbucks, MasterCard, Sephora, Lyft, Pizza Hut…


2.3 Thực tế ảo (Virtual Reality – VR)

 

Hầu hết VR được sử dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp trò chơi, và đây là một lý do chính đáng. Thế nhưng các công ty công nghệ lớn đang phát triển bộ dụng cụ và ứng dụng VR, họ đã khám phá sử dụng công nghệ này theo những cách mới nhất và hữu ích như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, du lịch, bất động sản hoặc kiến trúc.

 


2.4 Giao diện người dùng bằng giọng nói (VUI)

 

Giao diện người dùng bằng giọng nói (VUI) giúp tăng khả năng tương tác giữa người với máy tính, sử dụng nhận dạng giọng nói để hiểu các lệnh và câu hỏi được nói ra, và thường chuyển văn bản thành giọng nói để trả lời. Thiết bị ra lệnh bằng giọng nói (VCD) là thiết bị được điều khiển bởi giao diện người dùng bằng giọng nói.

Trong năm 2019, 40% những người sử dụng thiết bị kết nối internet đã dùng trợ lý giọng nói ít nhất mỗi tháng một lần và con số này tăng lên 10% so với cùng kì năm 2018.

Kinh doanh 1: 0946 268 630 Kinh doanh 2: 0976 337 424 Kinh doanh 3: 0976337424