Lịch sử hình thành và sự lột xác ngoạn mục của nghệ thuật dệt cổ xưa

  • 24/03/2020
  • 927

Chúng ta tiếp xúc với sản phẩm dệt may mỗi ngày. Từ quần áo đến các đồ vật trang trí nhà cửa, những sản phẩm này đều được xem là nghệ thuật dệt may, vì nó mang lại vẻ đẹp và sự hữu ích cho cuộc sống chúng ta. Lĩnh vực nghệ thuật này được chia làm hai loại chính. Ban đầu, hàng dệt may được xem là một thứ tiện ích chứ không mang tính thẩm mỹ. Nhưng ngày nay, với tầm nhìn sáng tạo đã giúp dệt may liên tục phát triển và được công nhận là một ngành nghệ thuật.

Lịch sử hình thành và sự lột xác ngoạn mục của nghệ thuật dệt cổ xưa

MỤC LỤC NỘI DUNG

Lịch sử ra đời

 

Textile art (Nghệ thuật dệt may) là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất trong nền văn minh nhân loại. Lúc mới ra đời, nó không được chú trọng đến tính thẩm mỹ, mà tạo ra vì mục đích thiết yếu hằng ngày, như quần áo hay chăn để giữ ấm. Nghệ thuật này bắt nguồn từ thời tiền sử, và các nhà nhân chủng học ước tính rằng khoảng 100,000 đến 500,000 năm trước. Những hàng hóa này được làm từ da động vật, lông thú, lá, và nhiều chất liệu khác nữa.

Khi thời gian trôi qua và các nền văn hóa mới được ổn định, hàng dệt may ngày càng trở nên cầu kì. Ban đầu chúng được tạo ra bằng nỉ, kết hợp các sợi động vật (như len) để liên kết chúng chặt chẽ hơn. Ngoài ra, con người cũng kéo sợi để dệt lại với nhau giống như những gì chúng ta đang sử dụng ngày nay.

 

Nghệ thuật dệt may từ Ấn Độ từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. (Ảnh: Wikipedia)

 

Tạo ra quần áo và các sản phẩm dệt may từng là công việc nặng nhọc, vì mọi thứ đều được thực hiện bằng tay. Công việc bao gồm thu thập sợi thô từ thực vật hoặc động vật và sau đó xoắn chúng để làm cho nó thành sợi len. Mặc dù công việc khá tẻ nhạt nhưng chúng tạo ra quần áo đắt tiền; các thợ may phải đảm bảo sản phẩm sử dụng được lâu dài. Tùy thuộc vào mức độ giàu có của người dùng, họ có thể dùng vải nhập khẩu hoặc sử dụng thuốc nhuộm để tăng thêm màu sắc. “Con đường tơ lụa” từ đó được hình thành để cung cấp lụa từ Trung Quốc đến Ấn Độ, Châu Phi và Châu Âu. Mặc dù quần áo vẫn là loại hình chủ đạo của nghệ thuật này, nhưng tầng lớp quý tộc đã sử dụng sản phẩm dệt may tốt và rực rỡ để trang trí các bức tường, sàn nhà và đồ nội thất trong cung điện của họ.

Cuộc cách mạng công nghiệp là một bước ngoặt đối với hàng dệt may. Với sự phát minh ra cotton, kéo sợi và máy dệt, việc tạo ra vải giờ đã được tự động hóa và có thể được sản xuất trên quy mô lớn. Dệt may không chỉ dành cho người giàu nữa; giá thành giảm, chúng được xã hội sử dụng rộng rãi hơn. Điều đó cũng có nghĩa là những hàng hóa này không còn quý giá và những người sáng tạo có thể thử nghiệm chúng theo những cách chưa từng thấy trước đây.

Lịch sử phong phú của hàng dệt may đã đặt nền móng cho sáng tạo đương đại. Trong thời hiện đại, thuật ngữ Fiber art (nghệ thuật từ sợi) hoặc Textile art (nghệ thuật dệt may) thường mô tả các đối tượng không có mục đích sử dụng. Mặc dù nghệ thuật này trước đây được xem là “tác phẩm của phụ nữ”, vì các nghệ sĩ đặc biệt là nghệ sĩ nữ trong thập niên 1960 và 70, họ đã bắt đầu cải tiến lĩnh vực này và nâng nó lên thành loại hình nghệ thuật cao cấp.


Kỹ thuật phổ biến trong nghệ thuật dệt may

 

Nghệ thuật dệt may là thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại phương pháp khác nhau. Dệt là một trong những kỹ thuật sớm nhất. Ở đây, các sợi được buộc lại với nhau trên khung dệt ở các góc giao nhau để tạo thành vải. Điều này thường thấy trong hàng may mặc, nhưng dệt cũng có thể được làm thành tác phẩm nghệ thuật trưng bày. Chúng thường trang trí dưới dạng treo tường và các thợ dệt hiện đại như Genevieve Griffiths đang thử nghiệm tạo ra các tác phẩm có kết cấu cao bằng trọng lượng sợi và chiều dài mũi khâu.

 

Dệt trên khung cửi (Ảnh: 54613 / Shutterstock)

 

Thêu là một hình thức phổ biến khác, trong đó các nghệ sĩ sử dụng chỉ khâu để tạo các thiết kế trang trí lên vải. Thường được gọi là Hoop art, hình ảnh chủ yếu nằm trong giới hạn của khung hình tròn. Nhưng thêu đương đại không có quy tắc, vì vậy, không quá xa lạ khi thấy vải và sợi chỉ tràn ra khỏi vòng thêu. Ana Teresa Barboza là một nghệ sĩ điển hình trong loại hình nghệ thuật tuyệt vời này. Trong tác phẩm của mình, cô ấy tạo ra những hình ảnh tràn khỏi vòng thêu và mang một sức hút đặc biệt đối với người xem.

 

Ảnh Ana Teresa Barboza

 

Đan và đan móc là hai kỹ thuật khác của nghệ thuật dệt may. Cả hai kỹ thuật này đều dùng các kim lớn đôi hoặc đơn lẻ, tương ứng với nhau để xoắn sợi len liên kết với nhau, tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Những kỹ thuật này cực kỳ phổ biến trong hàng áo len hoặc chăn mền. Joana Vasconcelos là nghệ sĩ đã sử dụng kỹ thuật móc để khắc họa các mô hình động vật đầy màu sắc. Hay nghệ sĩ người Ba Lan Olek, đã tạo ra mô hình ngôi nhà màu hồng đầy thu hút bằng kĩ thuật móc điêu luyện của mình.

 

Ảnh: Joana Vasconcelos
Ảnh: Olek

 

Trong khi nhiều nghệ sĩ sử dụng các kỹ thuật truyền thống làm điểm khởi đầu cho tác phẩm của họ, một số khác lại tối giản các kĩ thuật để tạo ra các tác phẩm dệt đầy sáng tạo. Gabriel Dawe là một nghệ sĩ điển hình cho phong cách này. Ông sử dụng các sợi chỉ mỏng trải dài khắp các phòng. Kết quả mang lại là những tia sáng cầu vồng đầy màu sắc ngay chính trong ngôi nhà.

 

Ảnh: Gabriel Dawe

Các nghệ sĩ dệt đương đại

 

Với hình thức phong phú và lịch sử lâu đời, không ngạc nhiên khi các nghệ nhân dệt may đương đại sáng tạo ra những tác phẩm đầy sáng tạo với vải, chỉ và sợi.

Nghệ sĩ Genevieve Griffiths tại New Zealand sử dụng kỹ thuật dệt để tạo ra các bức tranh treo tường lấy cảm hứng từ kiến trúc.

 

 

Các nghệ sĩ bao gồm Joana VasconcelosOlekAnne Mondro, và Toshiko Horiuchi-MacAdam sử dụng móc để tạo ra tác phẩm lớn nhỏ khác nhau. Olek và Horiuchi-MacAdam sử dụng nó trên quy mô lớn để tạo ra những tác phẩm đầy cảm hứng. Mondro sử dụng móc bằng các sợi chỉ để tạo ra các tác phẩm điêu khắc tinh tế.

 

Tác phẩm của Joana Vasconcelos
Tác phẩm của Toshiko Horiuchi-MacAdam
Tác phẩm của Anne Mondro

 

Nghệ thuật thêu đã có một sự hồi sinh trong vài năm qua, các nghệ sĩ đang tiếp tục phát triển nó theo hướng mới. Ana Teresa Barboza và Sarah K. Benning kết hợp những chiếc vòng thêu vào tác phẩm của họ, trong khi những người khác như Danielle Clough đã khâu những bông hoa đầy màu sắc trên vợt tennis hay Severija Incirauskaite-Kriauneviciene lại thiết kế các đường khâu chéo vào các vật bằng kim loại như đĩa và xẻng.

 

Tác phẩm của Ana Teresa Barboza
Tác phẩm của Danielle Clough
Tác phẩm của Severija Incirauskaite-Kriauneviciene
Tác phẩm của Sarah K. Benning

 

Trong thế giới của nghệ thuật dệt, các sản phẩm thảm đã có mặt từ rất lâu. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ 13, và nó vẫn còn phổ biến như ngày nay. Nghệ sĩ Faig Ahmed kết hợp những yếu tố đương đại lên sản phẩm thảm bằng cách thêm các đường cong vào các họa tiết truyền thống khác.

 

Tác phẩm Faig Ahmed

 

Khi nghệ thuật đã phát triển, hình thức này còn là cơ sở để phát triển nghệ thuật điêu khắc. Gabriel Dawe sử dụng sợi để tạo ra các tia giống như cầu vồng trong nhà, trong khi Yumi Okita tạo ra những con bướm bằng vải nhỏ có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.

 

Tác phẩm của Gabriel Dawe
Tác phẩm của Yumi Okita

 

Ngày nay, dệt may vẫn luôn giữ được gốc rễ vốn có của nó. Sự khởi đầu khiêm tốn của ngành nghệ thuật này lại phát triển mạnh trong thế giới thời trang. Mặc dù nhiều sản phẩm quần áo vẫn được sản xuất cho mục đích hoàn toàn mang tính thẩm mỹ, các nhà thiết kế tiên phong đã đưa hàng may mặc trở thành những tác phẩm nghệ thuật vải ấn tượng. Nhà thiết kế Viktor & Rolf  thực hiện ý tưởng này với những chiếc váy giống như bức tranh được đóng khung. Đối với nghệ sĩ Svetlana Lyalina, một chiếc váy có thể trở thành tấm vải di động, và hoàn toàn phù hợp với cơ thể con người.

 

Tác phẩm của Viktor & Rolf
Tác phẩm của Svetlana Lyalina

Một số làng nghề dệt may truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam

 

Cùng với sự phát triển chung của thế giới, nghệ thuật dệt may ở Việt Nam cũng có những bước phát triển độc đáo và mang bản sắc riêng của dân tộc. Nghệ thuật dệt may đã có những bước chuyển mình, phát triển thành những làng nghề với những nghệ nhân tâm huyết. Đây cũng là một trong những ngành nghề truyền thống cần bảo tồn và phát triển. Cùng điểm lại một số làng nghề dệt nổi tiếng ở Việt Nam!


1. Lụa Hà Đông (lụa Vạn Phúc)

 

Lụa Hà Đông hay còn gọi là lụa Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời có lịch sử ngàn năm. Đây cũng là nơi có những mẫu hoa văn lâu đời nhất Việt Nam. Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 10km nhưng ngôi làng bên dòng sông Nhuệ này vẫn giữ được những nét đặc trưng của một làng nghề truyền thống như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. Các mặt hàng lụa đa dạng: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm… Lụa Vạn Phúc không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

 


2. Thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình)

 

Ở Văn Lâm hiện nay, có rất nhiều gia đình trang bị các loại khung thêu, với nhiều kích cỡ khác nhau. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ thêu, qua những sợi chỉ mảnh mai, nhiều màu sắc trên nền vải được chọn, những tác phẩm nghệ thuật tinh tế đã ra đời. 

 


3. Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp – Chung Mỹ (Ninh Thuận)

 

Trong những năm gần đây sản phẩm thổ cẩm Mỹ Nghiệp – Chung Mỹ ngày càng đa dạng và phong phú: ngoài chăn, áo, người ta còn làm các loại khác như cà vạt, túi xách, bóp, ví… để phục vụ khách mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch về Ninh Thuận.

 


4. Dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang)

 

Đây là làng nghề mang nét đẹp và chiều sâu văn hoá giàu bản sắc của thổ cẩm dân tộc Chăm. Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xà rông, khăn choàng, nón, áo khoác…

 


5. Dệt thủ công người Tày (Bắc Cạn)

 

Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng đang dần mai một do lớp trẻ không mấy mặn mà với nghề.

 


6. Dệt khăn mặt ở Phùng Xá

 

Không chỉ giữ nghề truyền thống, cùng với việc cải tiến công nghệ sản xuất và mẫu mã, hiện nghề dệt khăn mặt đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

 


7. Dệt choàng Long Khánh 

 

Trải qua bao thăng trầm, những nghệ nhân làng dệt choàng Long Khánh  – Hồng Ngự  không chỉ giữ nghề, mà còn đưa những chiếc khăn trở thành món quà lưu niệm không thể thiếu mỗi khi ghé về quê hương Đồng Tháp.

 


8. Dệt khăn Piêu

 

Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), các cô gái Thái ở tỉnh Sơn La đã giới thiệu chiếc khăn Piêu và nghệ thuật thêu khăn Piêu thể hiện nét văn hóa độc đáo và sự khéo léo, sáng tạo làm nên vẻ đẹp duyên dáng riêng trong trang phục của dân tộc mình.

 


9. Dệt chiếu cói Nga Sơn

 

Dệt chiếu thủ công là một nghệ thuật truyền thông ở Nga Sơn. Các thợ thủ công thể hiện sự tài hoa trên từng tấm cói để từng sản phẩm không chỉ là vật dụng thiết yếu mà còn là một mặt hàng trang trí trong gia đình.

 

Kinh doanh 1: 0946 268 630 Kinh doanh 2: 0976 337 424 Kinh doanh 3: 0976337424