Làm thế nào để phục hồi năng lượng sau khi ‘sức tàn lực kiệt’?
- 11/06/2020
- 635
Phải làm gì khi bạn cảm thấy mình không còn năng lượng (burnout)? Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe góp phần làm kiệt sức bằng cách thuyết phục chúng ta ăn nhạt, thiền nhiều hơn, thực hành Reiki, để “cuộc sống trở nên hoàn hảo”. Nhưng thay vì theo đuổi một chế độ khắt khe, hãy tìm cách sắp xếp phù hợp với lịch trình của riêng mình.
Burnout được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như một hội chứng tâm lý “do hậu quả của căng thẳng tại nơi làm việc, nó gây kiệt sức, cảm giác tiêu cực, hoài nghi và làm giảm hiệu quả công việc.” Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai, và đã trở thành một hiện tượng gây ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của nhiều người.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Josh Cohen, một nhà phân tích tâm lý và tác giả của cuốn sách Not Working: Why We Have to Stop chia sẻ rằng, “Bạn sẽ có cảm giác cạn kiệt năng lượng và thấy mình không còn đủ khả năng để làm việc gì”. Với nhu cầu liên tục thay đổi của cuộc sống hiện đại, từ trách nhiệm công việc đến đời sống cá nhân, tình trạng kiệt sức đã trở nên quá phổ biến. Chúng ta xoay vần trong cảm giác kiệt sức lẫn suy nghĩ rằng bản thân đã không cố gắng hết mình, đây là điều tượng tự mà Anne Helen Petersen đã trình bày trong bài luận về Burnout của mình.
Tác giả Terri Bogue – người đồng sáng tác cuốn Extinguish Burnout: A Practical Guide to Prevention and Recovery với chồng mình, Rob – chia sẻ “Tôi nghĩ rằng rất khó để tìm thấy một người không có cảm giác kiệt sức. Tôi cảm thấy hoàn toàn mất kiểm soát, giống như mình không còn động lực gì. Tôi cảm thấy làm việc không còn hiệu quả, chúng nhanh chóng khiến tôi cảm thấy kiệt sức.” Cô tràn ngập cảm giác bất lực ở tất cả mọi khía cạnh khác của cuộc sống.
“Căn nguyên đều xuất phát từ kiệt sức, hoài nghi và không hiệu quả”, Rob bổ sung thêm. “Nếu tôi cảm thấy làm việc không hiệu quả, tôi sẽ kiệt sức, vì tôi cảm thấy mình đã không đủ cố gắng. Bạn sẽ trở nên hoài nghi nếu bạn cảm thấy mình không đủ sức để thay đổi mọi thứ”
Bạn sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn vì cảm giác này dễ dàng xâm lấn nhưng lại rất khó để phát hiện. Chính vì vậy, các chuyên gia và nhà sáng tạo đã chia sẻ những chiến lược giúp nhận biết các dấu hiệu và phương pháp để phục hồi sau cơn kiệt sức.
1. Tránh so sánh
Nhà thiết kế đồ họa và nghệ sĩ Kelli Anderson đến từ Brooklyn là một người hiếm khi bị kiệt sức. Cô cho rằng việc kết hợp xen kẻ giữa các đam mê và dự án cho khách hàng sẽ làm cho công việc được đổi mới hơn. Tuy nhiên, một điều quan trọng là tránh thói quen xấu khi so sánh bản thân với người khác, điều này sẽ mang lại những cảm giác tiêu cực và chán nản.
Sự so sánh là điều chúng ta khó có thể tránh khỏi. “Chúng ta sống trong một nền văn hóa thông tin, nơi luôn xuất hiện những cập nhật mới nhất của mọi người”, theo Rob. Từ cuộc sống thực đến các phương tiện truyền thông, chúng ta đều phải tiếp xúc những thông tin của bạn bè, người quen và cả những người xa lạ. Những kỳ nghỉ xa hoa, công việc thành công, chăm sóc sức khỏe tốt, các bữa ăn ngon và một gia đình hoàn hảo là một bức tranh mà ai cũng đều mong ước.
Nhận thức được nguyên nhân và ngừng so sánh bản thân với người khác là cách giúp bạn thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. (Một cách đơn giản hơn là bạn có thể giảm bớt việc tiếp nhận thông tin không quan trọng từ các phương tiện truyền thông xã hội)
2. Suy nghĩ tích cực hơn về năng suất và thành tích
Giống như việc so sánh bản thân, cuộc sống hiện đại khiến chúng ta luôn phải tạo ra những công việc có tính năng suất liên tục. Cho dù chúng ta đạt được thành quả bao nhiêu vẫn cảm thấy không bao giờ là đủ.
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với superego (siêu ngã: một phần trong tính cách nắm giữ tất cả những tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng mà bạn tiếp nhận từ cả cha mẹ và xã hội, là cảm nhận về cái đúng cái sai trong cuộc sống.), nó cũng là lương tâm luôn tự vấn trong tâm trí chúng ta và ego (bản ngã: được phát triển từ bản năng, và nhiệm vụ của nó là đảm bảo những thôi thúc của bản năng được thể hiện ra một cách dễ chấp nhận trong thế giới thực). Cohen tin rằng, chúng có liên quan mật thiết với nhau trong việc làm tinh thần kiệt sức.
So với siêu ngã, bản ngã có phần tích cực hơn, nó giống như một huấn luyện viên khó tính luôn thôi thúc bạn thực hiện nhiều động tác khó hơn. Có vẻ như đó là đồng minh và là một người bạn của bạn, nó muốn bạn làm nhiều hơn vì nó ‘biết’ bạn có thể làm được nhiều hơn như thế. (Đối với nhiều người, giọng nói thôi thúc trong tâm trí như một người thầy, người khích lệ bằng cách phủ nhận chúng ta đã đạt tới giới hạn, việc cần làm là chỉ cần chăm chỉ).
Đối với đại đa số mọi người, việc phấn đấu liên tục không phải là sự phát triển bền vững. Phục hồi sau cảm giác kiệt sức thật sự cần được quan tâm, tâm trí chúng ta cần được hiểu rõ hơn, thực tế hơn và ít đòi hỏi hơn, chúng cần những phút giây nghỉ ngơi và không nên xem cuộc sống là một cỗ máy cần tối ưu hóa.
“Đối với những người đang có dấu hiệu kiệt sức, bước đầu tiền là tạm dừng lại”, Rob nói. Một ngày nghỉ hay một kỳ nghỉ không phải là giải pháp lâu dài, nhưng nó có thể khiến bản thân cảm thấy thoải mái đôi chút. Hãy dành cho mình một giờ thư giản và tự hỏi những gì bạn thật sự ‘muốn’ làm, chứ không phải những gì bạn cảm thấy ‘nên’ làm.
3. Đánh giá lại sự mong đợi của bạn
Việc nhận định năng suất đòi hỏi bạn phải đánh giá lại các kỳ vọng của bản thân. Cohen thường xuyên nghe thấy trăn trở của nhiều người rằng họ cảm thấy mình không thể chậm lại, họ có quá nhiều nhu cầu và deadline cần thực hiện. Đối với trường hợp này, bạn cần phải xem xét “những ràng buộc đó có đang bóp nghẹt đến nỗi bạn không còn cảm thấy đủ thời gian để làm bất kỳ việc gì khác. Nếu có, bạn cần tính toán lại tình hình hiện tại của mình”
Siobhan Murray, một nhà trị liệu tâm lý tại Dublin và là tác giả của The Burnout Solution, khuyên khách hàng nên thường xuyên kiểm tra các hoạt động và công việc của họ mỗi quý một lần, Murray luôn theo dõi những gì đang diễn ra trong cuộc đời cô và cân nhắc mọi sự thay đổi lớn. Nếu cảm thấy vượt quá giới hạn bản thân, cô sẽ có những cuộc đàm phán để giảm bớt căng thẳng và phân chia thời gian hợp lý.
Ví dụ: Một vài năm trước, Murray muốn thành lập một câu lạc bộ sách, chúng khiến cô cảm thấy vui vẻ và thư giản. Thế nhưng, thực tế lại phức tạp hơn cô nghĩ. Là một bà mẹ đơn thân, cô phải vừa chăm sóc một đứa trẻ, vừa dành thời gian để đọc sách, vừa phải tham gia các cuộc họp. Sau sáu tháng, cô cảm thấy có bất ổn. “Tôi thật sự rất mong muốn công việc này, nhưng nó không mang lại hiệu quả với tôi”.
Theo Murray, cô khuyên chúng ta nên tạm ngừng để sắp xếp lại các công việc mà bản thân muốn thực hiện, sau đó tìm xem những công việc nào mang lại giá trị cốt lõi. Tiếp đến, hãy tính thời gian để thực hiện những công việc này. Hầu hết chúng ta đều sử dụng thời gian không hiệu quả khiến nó mang lại kết quả không như mong muốn, điều này có nghĩa là đã đến lúc bạn nên điều chỉnh những kỳ vọng, hãy thực hiện những công việc mà bạn có đủ thời gian để hoàn thành tốt
4. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Để phục hồi sau kiệt sức, chúng ta cần phải nghỉ ngơi. Nhưng bạn phải hiểu thực sự ý nghĩa của việc nghỉ ngơi. “Sự ràng buộc, hoạt động và kết nối là những nhu cầu cốt yếu của con người, nhưng chúng không phải là thứ duy nhất định hình chúng ta”, Cohen nói. “Sự giao tiếp không chỉ với thế giới bên ngoài, mà cần kết nối với bên trong nội tâm chúng ta”. Trong một nền văn hóa luôn bị kích thích quá mức, chúng ta luôn bị ám ảnh bởi năng suất, sự thôi thúc thường xuyên được thể hiện, và đó là điều ta cần loại bỏ.
Cohen khuyên chúng ta nên tìm lại những khoảnh khắc khi không vướng bận sự kỳ vọng hay mục đích nào trong quá khứ. Điều này có thể rất khó khăn. Bởi vì chúng ta luôn mang tư duy thành tích vào cả khái niệm nghỉ ngơi. “Bạn có thể thấy những người tham gia vào các hoạt động được cho là đang tạo ra trạng thái nghỉ ngơi.” Thiền và yoga chỉ đơn thuần là nuôi dưỡng tâm trí của chúng ta để trở thành những cỗ máy hiệu quả hơn.
Murray cũng nhận thấy xu hướng tương tự. Việc thực hiện kiểm tra bản thân, bao gồm các hoạt động ‘giữ gìn sức khỏe’ có thể khiến chúng ta mất nhiều thời gian và năng lượng.
Một điều trớ trêu cô nhận thấy rằng, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe góp phần làm kiệt sức bằng cách cố gắng thuyết phục chúng ta ăn nhạt, thiền nhiều hơn, thực hành Reiki, để “cuộc sống trở nên hoàn hảo”. Thay vì theo đuổi một chế độ khắt khe, cô khuyên những người đang rơi vào tình trạng quá tải chỉ cần tìm cách sắp xếp phù hợp với lịch trình của riêng mình. Có thể là yoga, có thể là chạy, hoặc đơn giản là 15 đến 20 phút mỗi ngày để đi bộ. “Hãy cố gắng quay lại những điều cơ bản nhất”, cô chia sẻ.