Dieter Rams: Tên tuổi nhà thiết kế lừng danh mang đến thành công cho Gillette

  • 29/09/2019
  • 1,086

Dieter Rams nổi tiếng với những sản phẩm mà ông tạo ra khi còn ở tập đoàn Braun. Nếu tìm tên của ông trên Google Images, bạn sẽ thấy các sản phẩm như radio, đèn, đồng hồ và máy ghi âm. Nhiều món đồ nằm trong bộ sưu tập cố định của các phòng trưng bày nghệ thuật trên khắp thế giới và được công nhận là hình mẫu cho các thiết kế cùng loại.

Dieter Rams: Tên tuổi nhà thiết kế lừng danh mang đến thành công cho Gillette

MỤC LỤC NỘI DUNG

Những món đồ dùng trong nhà này là các sản phẩm nổi tiếng của Dieter, đồng thời ông cũng là người thiết kế một vài sản phẩm thông dụng nhưng ít ai biết đến tên tuổi tác giả đằng sau chúng.

 

Braun SK 5

Braun SK 5, còn được biết với cái tên Chiếc tủ của Bạch Tuyết. Nguồn ảnh: Wright

 

Trong lúc theo dõi chương trình Rams của Gary Hustwit ở San Francisco, tôi có chú ý đến một sản phẩm dao cạo râu đặt trên bàn của ông.

Từ khoảnh khắc ấy, trong đầu tôi cứ mãi nghĩ rằng: “Chiếc dao cạo râu ấy chắc hẳn là một thiết kế của Dieter. Khả năng cao ông chính là người sáng tạo ra nó!”, “Tôi đã không ngờ rằng ông cũng thiết kế những món đồ bình thường như một chiếc dao cạo râu.” “Tôi nghĩ rằng cha tôi cũng có một cái giống vậy.”

 


Khi trở về nhà, tôi phát hiện ra rằng đó là chiếc Gillette Sensor từ năm 1990. Tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin trên mạng và bất ngờ thay có rất ít thông tin nói về thiết kế và nguồn gốc của nó. Trên mạng có rất nhiều bài viết nói về số tiền triệu đô mà Gillette đã chi cho chiến dịch phát triển và tiếp thị cũng như doanh thu khủng mà nó mang về. Thật bất ngờ khi gần như không có bài viết nào đề cập đến người sáng chế ra nó.

Tôi có một bài viết ở trang Wired từ 15 năm trước đề cập sơ về người sáng chế ra chiếc dao cạo kinh điển.

“Bất ngờ thay, trên những chiếc kệ kia là một hàng kệ chứa các sản phẩm dao cạo râu Gillette và bàn chải đánh răng Oral-B. Những đồ dùng quen thuộc này là một trong những thiết kế thông dụng nhưng rất ít người biết đến của Rams. Dao cạo râu là sản phẩm đã bị ngừng sản xuất, còn bàn chải đánh răng là mặt hàng bán chạy nhất của ông. Cả hai đều được thiết kế cho hãng Gillette sau khi công ty lớn của Mỹ thâu tóm Braun năm 1967.”


Sự xuất hiện của Gillette Sensor

Năm 1967, Gillette, một công ty Mỹ đã khẳng định tên tuổi độc nhất của mình với cương vị là một nhà cung cấp các sản phẩm dao cạo râu và bút viết giá rẻ dùng một lần. Đồng thời họ cũng mua lại Braun, công ty sản xuất đồ dùng trong nhà của Đức.

Sau đó, khoảng những năm 70, Gillette trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm dao cạo râu, đặc biệt là ở phân khúc thị trường dao cạo sử dụng một lần, Tuy nhiên, vào những năm 80, Gillette bắt đầu cho thấy dấu hiệu tụt dốc. Các sản phẩm dao cạo râu một lần bắt đầu thay thế các dòng sản phẩm dao cạo có khay đựng lưỡi.

“Vấn đề ở đây là dòng sản phẩm dao cạo dùng một lần không thu về doanh số ấn tượng nhưng chi phí sản xuất bỏ ra rất lớn. Hơn nữa, doanh thu từ dòng sản phẩm này đã cho thấy dấu hiệu bị chậm lại trong 3 năm gần đây, chỉ còn 1 đến 2 phần trăm một năm. Doanh thu tổng cũng không khả quan nếu không muốn nói là đang giảm từ từ.

Nếu cả một thị trường chuyển sang kinh doanh dòng sản phẩm dao cạo râu sử dụng một lần thì bạn sẽ chuẩn bị chứng kiến sự tụt dốc rõ rệt trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị cạo râu”, John W. Symons - chủ tịch của North Atlantic Shaving Group.

Để đối phó với nguy cơ bị tụt dốc, họ đã dồn hết sức lực trong 10 năm và chi hàng trăm triệu đô la để thiết kế thiết bị dao cạo thế hệ tiếp theo. The Sensor đã phô trương thế lực bằng quảng cáo Super Bowl và tiếp thị trên tạp chí ở tất cả các trang.

 


Thậm chí Gillette đã chi hàng trăm triệu đô la cho tiếp thị, kết quả đem lại thật không hề tương xứng với chất lượng thiết kế của Sensor. Tôi xin chỉ ra một vài vấn đề tồn tại trong việc quảng cáo ở hình dưới.

 


Sự khác nhau rõ rệt giữa chất lượng quảng cáo và sản phẩm là minh chứng rõ ràng cho tư tưởng xem nhẹ giá trị thiết kế từ Gillette. Khác với hình ảnh của Braun trước khi bị mua lại, Gillette giờ đây là một công ty luôn đặt lợi nhuận lên đầu.


Chiếc dao cạo râu trên tay

Thậm chí khi Gillette đã dừng sản xuất dòng Sensor hơn 10 năm trước, các sản phẩm khác như Sensor có khay đựng lưỡi dao với chi tiết tay cầm được thiết kế lại vẫn còn được bày bán.

Tôi không muốn một chiếc tay cầm mới, và sau khi tìm kiếm trên mạng thì tôi đã tìm ra thiết kế tay cầm gốc.

Sản phẩm này mang màu sắc thiết kế của Dieter, bỏi nó hàm chứa một nguyên tắc trong 10 nguyên tắc thiết kế của ông, và cũng là nguyên tắc dễ thấy nhất trong các thiết kế của Dieter: nguyên tắc thứ ba.

“Thiết kế tốt mang trong mình vẻ đẹp hài hòa. Chất lượng thẩm mỹ của một sản phẩm vô cùng quan trọng đối với chức năng, bởi sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày tác động tới tâm lý và sức khỏe của bản thân. Thế nhưng, chỉ có những sản phẩm được trau chuốt kĩ lưỡng mới toát lên vẻ đẹp ấy”.


Tay cầm được thiết kế theo hình trụ được bo tròn với một chuỗi các chi tiết bán cung dọc theo thân. Mục đích của chúng là giúp người dùng dễ dàng cầm nắm sản phẩm hơn khi tay bị ướt, đồng thời tạo ra vẻ đẹp cân bằng cần có.

Nút ấn để tháo lưỡi dao cạo được đặt ở vị trí tách biệt so với tay cầm và được bao bọc trong khung màu đen. Bề mặt gồ ghề gợi ý tác vụ đẩy khi sử dụng và đây là ví dụ điển hình minh họa cho nguyên lý thiết kế số 4 của ông.

“Thiết kế tốt sẽ giúp người dùng hiểu sản phẩm rõ ràng hơn. Nó sẽ cho bạn biết cấu trúc sản phẩm, thậm chí có thể giúp sản phẩm cất lời. Trong tình huống lý tưởng,
sản phẩm nên tự nói lên được mọi công năng của chính mình.

Các nút nhấn này được thiết kế với độ bám da tay hoàn hảo, tạo cảm giác dễ dàng khi sử dụng. Cơ chế kiểm soát thao tác được cài đặt khéo léo. Hai phần kẹp giữ lưỡi dao cạo cũng hỗ trợ thao tác xoay trục.

 


Có lẽ sản phẩm được làm từ nguyên liệu nhựa ép phun và kim loại thô. Tuy nhiên, nó mang đến cảm giác về chất lượng đỉnh cao từ một sản phẩm làm thủ công đắt đỏ, khác xa một món đồ được sản xuất đại trà và rẻ tiền.

 


The Sensor không hề mang đến cảm giác đây là sản phẩm dùng một lần. Bên cạnh đó nó cũng không cố gắng gọi mời hay thu hút quá nhiều sự chú ý, dựa theo nguyên lý thiết kế số 5.

“Thiết kế tốt sẽ không gây khó chịu. Sản phẩm có mục đích rõ ràng giống như một công cụ. Chúng không phải là vật trang trí hay tác phẩm nghệ thuật. Do đó thiết kế của chúng cũng phải trung hòa và có kiểm soát chặt chẽ để người dùng có thể tự mình khám phá.”

Tôi đã thử dùng The Sensor với một chiếc lưỡi dao mới. Tuy không mang lại trải nghiệm gần giống như các thiết bị dao cạo hiện đại nhưng phải nói nó đã làm tốt nhất có thể. Tôi nghĩ rằng nếu phần lưỡi dao được chăm chút hơn thì trải nghiệm mang lại sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.

Một chi tiết duy nhất hơi khó hiểu là logo Gillette.

 


Dieter được biết là người bác bỏ quan điểm của những nhân vật cấp cao ở Braun khi họ muốn sản phẩm của mình phải có chi tiết logo thật nổi bật. Thay vào đó, Dieter đã đặt chiếc logo nhỏ ở đằng sau cùng sự căn chỉnh hợp lý với các yếu tố xung quanh, mang lại cảm giác vừa vặn.

 

Chi tiết logo trên sản phẩm Braun RT 20 này được căn chỉnh hợp lý. Nguồn: Wright.


Sự hiện diện của chiếc logo Gillette kích thước lớn trên sản phẩm dao cạo râu là dấu hiệu cho thấy Dieter không còn đặt dấu ấn của mình lên thiết kế ở đây nữa.

“Rams và 5 nhà thiết kế của ông nhận nhiều việc hơn từ Gillette. Sản phẩm dao cạo râu mới mang đậm dấu ấn riêng của họ dù Rams không thích những thay đổi với thiết kế của mình bao gồm chi tiết tên thương hiệu quá rõ ràng như thế.”

Tôi không thể mường tượng ra bản thảo thiết kế đầu tiên của Dieter sẽ trông như thế nào trước khi được chỉnh sửa cho phù hợp với chiếc logo.


Bước cải tiến kể từ sự xuất hiện của The Sensor

Khi so sánh với các sản phẩm trước đó thì dựa theo các nguyên lý của Dieter, The Sensor được thiết kế kĩ càng hơn.

Bên cạnh đó sản phẩm này cũng thành công trong việc chống lại sự xuất hiện tràn lan của các sản phẩm dao cạo râu sử dụng một lần, đồng thời khẳng định hiệu quả về mặt thương mại. Điều đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn và thậm chí là củng cố vị thế dẫn đầu trong thị trường sản xuất dao cạo râu.

Qua hai thập kỉ, Gillette vẫn giữ vai trò thống lĩnh của mình. Các sản phẩm hiện tại cũng có nhiều đổi mới với nhiều lưỡi dao hơn. Tuy nhiên liệu đó có phải là cải tiến thật sự?

 


Phía trên là hai sản phẩm từ hai thời đại khác nhau, khó tin được rằng chúng đều cùng chung một thương hiệu. Dòng sản phẩm Gillette hiện tại sở hữu các đường cong và màu sắc tùy ý. Đây là dấu hiệu cho thấy sự vi phạm nguyên tắc thứ 10 của Dieter.

“Thiết kế tốt là thiết kế đơn giản nhất. Càng ít sự can thiệp, sản phẩm sẽ càng hoàn hảo bởi nó tập trung vào mặt công năng và ít nặng nề bởi các chi tiết không cần thiết. Mọi thứ đều xoay quanh sự nguyên thủy và đơn giản.”

Dòng sản phẩm The Fusion trông thật ghê rợn đến nỗi tôi phải cất nó trong một cái tủ. Hà cớ gì mà một sản phẩm dao cạo râu lại cần phải rườm rà và mang các chi tiết trang trí không cần thiết? Ngược lại, The Sensor có thể được đặt trong phòng tắm và nằm yên ắng ở đó.

 

The Sensor có sức thu hút vừa đủ. Nguồn ảnh: Michael Dant.


Cứ cho là Gillette đã thực hiện một số nghiên cứu và mong muốn trở lại thiết kế hoàn hảo của The Sensor. Tuy nhiên tôi vẫn có chút hoài nghi về chi tiết lưỡi dao.

 


The Sensor có thể là một sản phẩm tuyệt đẹp có thiết kế chuẩn mực. Tuy nhiên sâu xa hơn nó có thể mang đến sự hủy diệt ngấm ngầm bên trong. Concept thiết kế này là lựa chọn phù hợp với thời kì đầu những năm 90. Khách hàng sẽ muốn tìm kiếm những sản phẩm dao cạo có tay cầm tốt, tuy nhiên công ty lại muốn xoay vốn doanh thu định kì bởi sự xuất hiện của các sản phẩm dao cạo dùng một lần.

 

 


Thời nay, rõ ràng thiết kế này đã vi phạm nguyên tắc thiết kế thứ 9 của Dieter.

“Một thiết kế tốt phải thân thiện với môi trường. Thiết kế cần phải có sự đóng góp tích cực đến quá trình bảo vệ và gìn giữ môi trường sống. Điều này giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên và giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm thông qua vòng đời của sản phẩm.”

Mỗi khay dao cạo có thể có kích thước nhỏ nhưng khi đặt trong quy mô sản xuất của Gillette, ảnh hưởng gây ra là vô cùng to lớn. Những khay dao cạo này sẽ bị vứt ra bãi chứa rác thải, không phân hủy được và tác động tiêu cực đến môi trường.

 


Đây là minh chứng tiêu biểu cho bi kịch của một sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Không một ai trong chúng ta làm chủ hay quản lý môi trường trên Trái Đất, vì thế mỗi công ty trong ngành cần nghĩ cách sản xuất ra những sản phẩm dao cạo râu ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến môi trường. Dao cạo râu có khay thường có giá thành rẻ bởi nhân tố môi trường không được xem xét hợp lý.


Dieter sẽ có suy nghĩ như thế nào trong thời đại hôm nay?

Tôi ước mình có cơ hội trò chuyện với Dieter để tìm hiểu suy nghĩ của ông về thương hiệu Gillette Sensor của ngày hôm nay. Đây là một trong những lối thiết kế thường thấy nhất của Dieter, tuy vậy ít ai nhắc đến tên tuổi của ông cho thiết kế này. Đây là nhân tố mang lại thành công to lớn cho Gillette, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường cũng không hề nhỏ.

Trong Rams, Dieter chia sẻ rằng ông vô cùng quan ngại về ảnh hưởng về mặt môi trường của thiết kế khiến ông từ bỏ chức danh nhà thiết kế của mình nếu bắt đầu lại con đường sự nghiệp hôm nay.

 

Chân dung Dieter năm 1990. Nguồn ảnh: Esquire.


Tôi tự hỏi liệu có khi nào ông hối hận khi tạo ra chiếc bàn chải đánh răng, cây bút và dao cạo râu dùng một lần tại Gillette. Braun sẽ không bao giờ khai phá ra mô hình sản phẩm dùng một lần đầy tiềm năng như thế. Những sản phẩm được thiết kế trong suốt thời kì quản lý của Dieter chỉ cần các bộ phận thay thế khi chúng bị hư.

Nhiều sản phẩm như đồng hồ, máy tính và máy ép trái cây chưa có sự cải thiện trong nhiều thập kỉ từ lúc sản xuất. Thật ra chúng cũng không cần như vậy thì mọi thứ đều mang giá trị thật sự trường tồn với thời gian.

The Sensor có thiết kế mượt mà hoàn hảo, tuy nhiên lượng rác thải mà nó cũng như các sản phẩm dao cạo râu khác tạo ra khiến chúng cần đến quá trình tái thiết kế và cải tiến.

Mọi người hôm nay có cái nhìn bao quát và thấu hiểu sâu sắc về ảnh hưởng môi trường. Apple có chia sẻ ngắn về yếu tố môi trường: “Những sản phẩm cải tiến thật sự sẽ tạo dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng người dùng chứ không phải tác động đến sự sống hành tinh.”

Tôn trọng và bảo vệ môi trường không chỉ là quyền mà còn giúp củng cố vị thế và hình ảnh của thương hiệu giống như trường hợp của Apple. Về lâu về dài, điều này sẽ tạo nên thành công của một doanh nghiệp.

Nếu Dieter đảm nhiệm vai trò sản xuất một sản phẩm dao cạo râu mới cho thời đại ngày nay thì ông sẽ thực hiện như thế nào?

Kinh doanh 1: 0946 268 630 Kinh doanh 2: 035 6797 038 Kinh doanh 3: 0976337424