Câu chuyện phía sau mẫu thiết kế của các lá cờ Tự Hào

  • 13/09/2019
  • 430

Bạn nhận ra được bao nhiêu lá cờ Tự Hào dưới đây?

Câu chuyện phía sau mẫu thiết kế của các lá cờ Tự Hào

MỤC LỤC NỘI DUNG

Tùy theo nơi bạn đang ở khi đang đọc bài viết này, chắc hẳn các cuộc diễu hành Tự Hào đều đã diễn ra hoặc đang chuẩn bị diễn ra. Được thiết kế để tôn vinh mọi khía cạnh của nền văn hóa LGBT+, lễ Tự Hào còn dự tính lấy một ngày trong tháng Sáu để kỉ niệm một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cộng đồng, cuộc bạo loạn Stonewall. 

 

Lễ hội Tự Hào vẫn được diễn ra như bao lễ kỉ niệm khác, đều là nơi mọi người có cơ hội phất lên lá cờ của bản thân, theo đúng nghĩa đen. Nếu bạn đã từng tham dự một sự kiện Tự Hào, chắc rằng bạn đã từng thấy những người tham dự tung bay lá cờ đại diện cho bản thân họ một cách tự hào, trân trọng; trên các lá cờ đó còn có các biểu tượng và hệ thống màu sắc mang ý nghĩa quan trọng. 

 

Bên cạnh đó, có lẽ lá cờ Tự Hào nổi tiếng nhất chính là lá cờ cầu vồng và gần đây, dự án trên trang Kickstarter để tái thiết kế lại lá cờ này nhằm mục đích khiến nó bao quát rộng hơn cũng đang nhận được rất nhiều lời tán dương và cảm ơn đến từ cộng đồng. 

 

Ngoài ra, còn rất nhiều lá cờ khác mà bạn sẽ thấy trong một buổi diễu hành Tự Hào. Để giúp bạn nhận dạng và tìm ra lá cờ giúp thể hiện bản thân tốt nhất, chúng tôi đã gom lại trong bảng hướng dẫn dưới đây. 

 

Giải thích nhanh – danh sách dưới đây không bao gồm tất cả những lá cờ Tự Hào! Bởi có hằng hà đa số các lá cờ khác đại diện cho các hội từ Rubber cho tới Bear Brotherhood. Nhưng chúng tôi hi vọng rằng danh sách này sẽ khái quát cho bạn khi bắt đầu bước chân vào.

 

 

Cờ cầu vồng

 

cau-chuyen-phia-sau-mau-thiet-ke-cua-cac-la-co-tu-hao-02

 

Lá cờ cầu vồng nguyên bản có nhiều màu hơn so với ngày nay

 

 

Như đã nói trên, lá cờ cầu vồng có lẽ là lá cờ nổi tiếng nhất của cộng đồng LGBT+. Thật ra cũng không có gì quá ngạc nhiên bởi nó được thiết kế mang tính chất mở và bao quát nhất có thể. Trên thực tế, cờ cầu vồng đã trở thành một biểu tượng để nhận diện tức thì mọi thứ liên quan đến Tự Hào, điều đó sẽ khiến cho dãy quang phổ màu này được các thương hiệu thi nhau sử dụng trong cuộc vận động cho lễ hội, với rebrand tạm thời của Skittles là một ngoại lệ đáng chú ý. 

 

Được thiết kế bởi Gilbert Baker, lá cờ tự hào đồng tính đầu tiên được tung bay trên bầu trời San Francisco trong Ngày diễu hành tự do đồng tính vào 25 tháng 6 năm 1978. Trái ngược với sáu màu có trên lá cờ ngày nay, lá cờ nguyên bản được thiết kế với tám màu bao gồm cả sọc hồng và sọc lam. 

 

Nghệ nhân Baker thậm chí còn gởi gắm ý nghĩa qua các màu sắc. Màu hồng tượng trưng cho tình dục, đỏ tượng trưng cho cuộc sống, cam là cho sự hàn gắn, vàng rực rỡ cho ánh mặt trời, lục cho thiên nhiên, lam tượng trưng cho nghệ thuật và phép màu, chàm là sự thanh bình còn tím lại tượng trưng cho tinh thần. Cũng chính những ý nghĩa này đã dẫn lối cho các nghệ sĩ khác tạo ra sự thay đổi để tôn vinh những khán giả và con người thuộc nhóm thiểu số đó. 

 

Thế nên, nếu bạn tham dự một buổi diễu hành Tự Hào thì cờ cầu vồng là thứ bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy.

 

 

Cờ tự hào lưỡng tính

 

cau-chuyen-phia-sau-mau-thiet-ke-cua-cac-la-co-tu-hao-03

 

Lá cờ này đã được 20 năm tuổi

 

 

Mặc dù cờ cầu vồng đại diện cho cộng đồng LGBT+ nói chung, nhà thiết kế Michael Page đã quyết định rằng cộng đồng lưỡng tính xứng đáng với một màu cờ của riêng mình để rạch ròi hơn. Và thế là vào ngày 5 tháng 12 năm 1998, lá cờ tự hào lưỡng tính đã tung bay tại buổi tiệc kỉ niệm đầu tiên của BiCafe. 

 

Lấy cảm hứng từ công việc của mình với tổ chức cộng đồng lưỡng tính phi lợi nhuận BiNet USA, lá cờ của Page được thiết kế với hai dải xanh và hồng xếp chồng lên nhau, tạo thành một sọc tím ở giữa. Nhiều người đã giải thích những màu sắc này như một biểu tượng của sự giao thoa giữa nam giới và nữ giới truyền thống, tạo ra lưỡng tính. 

 

Tuy nhiên, khi nói về lịch sử của lá cờ lưỡng tính, Page đã tiết lộ ý nghĩa thực sự mà ông mang đến là: “Màu hồng tượng trưng cho sự hấp dẫn tình dục đồng giới (gay và lesbian). Màu xanh đại diện cho sự hấp dẫn tình dục khác giới (thẳng) và màu tím - kết quả của việc hòa lẫn giữa hai màu - chính là sự tượng trưng cho việc hấp dẫn cả hai giới trên (bi).”

 

 

Cờ tự hào toàn tính

 

cau-chuyen-phia-sau-mau-thiet-ke-cua-cac-la-co-tu-hao-04

 

Toàn tính thách thức mọi định kiến xã hội

 

 

Tiếp bước sự phát triển của dải màu sắc, lá cờ tự hào toàn tính bắt đầu xuất hiện từ năm 2010. Và cùng với sự gia tăng việc nhìn nhận cũng như công nhận của cộng đồng toàn tính, lá cờ còn giúp phân biệt họ với cộng đồng lưỡng tính. 

 

Điều này còn có thể được nhận thấy từ màu sắc của lá cờ. Thay vì là màu tím kẹp giữa hai sọc xanh và hồng, cờ toàn tính chọn màu vàng sáng chói. Sự lựa chọn màu trong trường hợp này biểu trưng cho việc những người toàn tính có thể có sự hấp dẫn tình cảm và quan hệ với người thuộc các giới tính và xu hướng tình dục khác nhau, bao gồm lưỡng tính, vô tính, song tính và người có giới tính linh hoạt. 

 

Màu vàng có thể được xem như là một loại màu sắc mơ hồ, không rõ ràng và cũng chính vì vậy đã khiến nó trở thành màu biểu tượng hoàn hảo cho những người thuộc non-binary (xuyên giới). Tương tự như thế, màu hồng tượng trưng cho những ai thuộc giới tính nữ và màu xanh là dành cho những người thuộc giới tính nam.

 

 

Cờ tự hào liên giới tính

 

cau-chuyen-phia-sau-mau-thiet-ke-cua-cac-la-co-tu-hao-05

 

Lá cờ không hề có sọc hay ‘giới sắc'

 

 

Không phải cờ Tự Hào nào cũng được thiết kế dựa trên các sọc. Điển hình là lá cờ này đại diện cho cộng đồng liên giới tính – những người “không tương thích với những định nghĩa thông thường về cơ thể nam hoặc nữ”, theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

 

Được tạo ra vào tháng Bảy năm 2013 bởi Tổ chức Quốc tế về Liên giới tính Úc, lá cờ liên giới đã được thiết kế một cách khôn khéo để tránh sử dụng các màu sắc mang sẵn ý nghĩa của giới tính khác. Ngoài việc sử dụng màu vàng tương tự như trên cờ toàn tính, thiết kế trên còn sử dụng màu tím để tạo thành tổ hợp màu đại diện cho cộng đồng những người mang các đặc tính của cả nam lẫn nữ. 

 

Lá cờ này được cho phép sử dụng thoải mái đối với bất kì ai hay tổ chức nào muốn đưa vào các văn kiện để xác nhận nhân quyền, ngoài ra nó cũng được chọn để dùng bởi các phương tiện truyền thông và hội nhóm khác.

 

 

Cờ tự hào vô tính

 

cau-chuyen-phia-sau-mau-thiet-ke-cua-cac-la-co-tu-hao-06

 

Lá cờ vô tính được chọn ra một cách công bằng giữa các thành viên trong cộng đồng

 

 

Từ năm 2010, lá cờ vô tính đã xuất hiện như một đại diện cho những người ít hoặc không có ham muốn tình dục. Từ khi Asexual Visibility and Education Network (AVEN) lần đầu tiên tham dự cuộc diễu hành tự hào ở Mỹ vào năm 2009, các thành viên trong cộng đồng đã bàn bạc hết sức kĩ càng với nhau, kết quả chính là sự ra đời của lá cờ này. 

 

Bên cạnh đó, hình ảnh gốc của mẫu thiết kế được chọn hiện nay có thể tìm thấy được trên các diễn đàn khác bên cạnh AVEN và đồng thời, lá cờ này còn được quyết định thông qua một cuộc khảo sát, khiến nó trở thành một trong những lá cờ dân chủ nhất mà chúng ta từng nghe qua.

 

 

Cờ tự hào đồng tính nữ

 

cau-chuyen-phia-sau-mau-thiet-ke-cua-cac-la-co-tu-hao-07

 

Mẫu thiết kế táo bạo này có nguồn gốc cổ xưa

 

 

Đã có rất nhiều lá cờ đại diện cho đồng tính nữ của cộng đồng LGBT+, thế nhưng lá cờ này lại lôi cuốn chúng ta nhất bởi chính thiết kế táo bạo của nó. Bắt đầu bằng việc bỏ đi những sọc màu đặc trưng cho các lá cờ Tự Hào và thay vào đó là một chiếc búa đôi. 

 

Chiếc búa đôi hay rìu chiến hai lưỡi là biểu tượng được tìm thấy trong nền văn minh mẫu hệ công bằng của người Mino cổ đại, Hi Lạp. Điều đó càng hợp lí hơn khi chiếc rìu kia đã và đang đại diện cho lesbian, sức mạnh nữ quyền cũng như khả năng tự lực tự cường của họ qua bao năm tháng; tương tự như khi nó xuất hiện trên ngọn cờ từ những năm 1970.

 

 

Cờ tự hào chuyển giới

 

cau-chuyen-phia-sau-mau-thiet-ke-cua-cac-la-co-tu-hao-08

 

Ngọn cờ không thể treo ngược

 

Những cá nhân với nhân dạng và giới tính của bản thân không giống như khi sinh ra có một lá cờ cho riêng họ từ năm 1999. Được thiết kế bởi một phụ nữ chuyển giới Monica Helms, lá cờ đồng tính đã lần đầu tung bay trong cuộc diễu hành tự hào ở Pheonix, bang Arizona vào năm 2000. 

 

Một lần nữa ta lại thấy những sọc xanh và hồng đại diện cho phái nam và nữ. Còn ở chính giữa là một sọc trắng tượng trưng cho những người liên tính, chuyển giới, trung tính hoặc không xác định. Và cũng nhờ vào cách thiết kế đó, lá cờ này không thể bị treo sai, giống như bản thân họ – cộng đồng chuyển giới – đã tìm được sự đúng đắn trong cuộc đời của mình (theo tác giả Helms).

Kinh doanh 1: 0946 268 630 Kinh doanh 2: 0976 337 424 Kinh doanh 3: 0976337424